" COME OUT " VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Từ thấu hiểu và đồng cảm những lắng lo của cộng đồng LGBT về chuyện công khai xu hướng tính dục với gia đình, dưới đây là những điều bạn nên biết và chuẩn bị trước khi quyết định “coming out”.
Có thể nói "coming out" (Công khai xu hướng tính dục) là một quá trình đầy khó khăn, bởi vì chúng ta phải "chiến đấu" lại với định kiến
Thật khó chịu khi nghe người ngoài đánh giá chúng ta theo xu hướng tính dục, nhưng thực ra, có lẽ khoảnh khắc đau đớn nhất vẫn là khi những người nói rằng hiểu và tin tưởng chúng ta nhất hay những người mà chúng ta tin tưởng nhất lại dần xa lánh chúng ta khi biết được giới tính thực sự của chúng ta. Thực tế, theo một cuộc khảo sát, phần lớn những người thuộc cộng đồng LGBT không coming out với bố mẹ và anh chị em vì nỗi sợ định kiến và sợ bị phân biệt đối xử. Họ không muốn gia đình thấy xấu hổ về mình, cũng không muốn làm tổn thương những người mình yêu thương.
Lý do này nghe không hề vô lý. Có rất nhiều người sau khi coming out có trạng thái tâm lý trở nên bất ổn như hay tức giận, trầm uất… vì mối quan hệ của họ với gia đình xấu đi. Thậm chí những người LGBT bị gia đình “phủ nhận” còn có nguy cơ tìm cách tự tử cao gấp 8 lần, có khả năng bị trầm cảm cao gấp 6 lần và có nguy cơ sử dụng ma túy bất hợp pháp cao hơn gấp 3 lần so với những người được gia đình “công nhận”. Vì vậy, không ai có thể ép buộc chúng ta phải “coming out”.
Tất nhiên, vẫn có một số phụ huynh không hoàn toàn chấp nhận hay khó chấp nhận "bản sắc" của con mình
Chính vì lý do này mà cộng đồng LGBT nên đặt bản thân vào vị trí của bố mẹ và khuyên bố mẹ thật cẩn thận và nhẹ nhàng rằng: “Con muốn coming out là một cuộc giao tiếp từ hai phía hơn là việc thông báo một chiều”.
Sẽ tốt hơn nếu mọi người biết đến 4 điều này trước khi “coming out”:
1. Cha mẹ cũng cần thời gian
Mong bạn đừng quá đau lòng nếu cha mẹ chưa thể chấp nhận ngay. Chỉ là cha mẹ cần thời gian để tìm rồi hiểu chúng ta hơn mà thôi.2. Quan hệ giữa bạn và gia đình trong cuộc sống hằng ngày là một yếu tố rất quan trọng
Mức độ tin tưởng vào con cái của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ sau khi nghe tin từ con cái. Trong trường hợp bạn và bố mẹ có mối quan hệ tốt thì cửa sổ giao tiếp giữa chúng ta và bố mẹ sẽ sớm được mở lại, để bố mẹ có thể hiểu và quan tâm chúng ta hơn. Nhưng trong trường hợp mối quan hệ không được mấy hòa thuận thì việc coming out có thể sẽ trở thành một lựa chọn sai lầm.
3. Sẽ tốt hơn nếu bày tỏ qua tin nhắn, hay một lá thư, thay vì ngồi trò chuyện mặt đối mặt hoặc nói chuyện qua điện thoại.
Khi nói chuyện trực tiếp, cảm xúc sẽ trở nên mãnh liệt hơn và rất dễ lấn át lý trí, dễ khiến chúng ta nói với nhau những điều không nên nói và những lời khó nghe cũng khiến mọi người khó để có thể tiếp tục câu chuyện.
4. Nên gửi bố mẹ một cuốn sách chứa nhiều kết quả nghiên cứu về cộng đồng LGBTQ+ và dặn bố mẹ đọc nó trước
Khi cha mẹ nghe chuyện con mình “coming out”, họ thường sẽ bắt đầu tìm hiểu từ Internet, nhưng trên mạng lại có rất nhiều bài báo và tin tức không hay. Nếu tiếp cận phải những bài báo đó đầu tiên, định kiến trong họ có thể sẽ càng gay gắt hơn. Vì vậy, chuẩn bị trước một cuốn sách cho họ là một ý tưởng không tồi.
Tuy rằng, việc công khai xu hướng tính dục vẫn còn là một quá trình đầy “gian nan”, nhưng sự “dũng cảm” và khao khát được sống đúng với chính mình của cộng đồng LGBT luôn là một điều đáng trân trọng và đáng nể phục. Tháng tự hào “Pride Month” là tháng để kỷ niệm và tôn vinh sự dũng cảm vượt qua mọi ràng buộc về định kiến để khẳng định bản thân của cộng đồng này. Mong mọi người luôn nhớ một điều rằng: Mọi người không hề chiến đấu cô đơn! Bởi luôn có những người dõi theo và ủng hộ mọi người, dù theo cách này hay cách khác!
Công khai là một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là một lời được nói ra. Hãy luôn là chính mình trong mọi khoảnh khắc!