KHÓ KHĂN KHI " COME OUT "

  KHÓ KHĂN KHI " COME OUT "



1. Không biết phải nói gì

Trước khi bạn thực hiện bước đầu tiên của việc "come out" mình là người đồng tính, hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì bản thân sẽ nói ra. Nếu như chính bạn cũng không biết mình phải nói gì sẽ đặt bạn vào một vị trí rất khó xử và sẽ mở ra một cánh cửa cho sự phán xét của họ (nếu điều đó xảy ra) để đánh bạn rất mạnh. 

Biết làm thế nào bạn sẽ nói nó cũng như làm thế nào bạn có thể trả lời một số câu hỏi của họ. Hãy suy nghĩ về một số câu hỏi có thể phát sinh và câu trả lời của bạn có thể là gì. Nếu bạn đã đi ra với một số người bạn, hãy đề nghị họ đóng vai với bạn (nếu điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn.)

2. Bị ảnh hưởng và lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, ma túy, thuốc lá)

Khi bạn "come out" với người thân sẽ có rất nhiều câu hỏi của họ về việc này. Bạn cần phải thật tỉnh táo, tự tin để có thể phản ứng nhanh với những câu hỏi mà mọi người trong gia đình đặt ra

Lối sống lành mạnh, không bị ảnh hưởng và lạm dụng chất kích thích cũng là một thông điệp gửi tới người thân và bạn bè rằng bạn đang có cuộc sống rất tốt và bản thân biết chính xác những gì đang làm và lựa chọn. Nếu bạn "come out" trong khi bạn đang bị ảnh hưởng với chất kích thích, ba mẹ có thể không tin bạn và chỉ nghĩ rằng con mình đang say rượu và lời nói đó không đáng tin.

3. Không có kế hoạch dự bị

Trong một số trường hợp cha mẹ có thể không chấp nhận bất cứ điều gì con mình công khai. Trước khi bạn "come out" với mọi người, hãy lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp ba mẹ không thể chấp nhận ngay việc con mình là người LGBT.

 Mặc dù, hầu hết các tình huống ra ngoài không kết thúc bằng việc bị đuổi ra ngoài, một số người làm. Bạn không muốn kết thúc trên đường phố mà không có kế hoạch.

 4. Tránh tạo sự căng thẳng trong cuộc nói chuyện

Người thân hoặc gia đình của bạn có thể không hoàn toàn hiểu bạn là ai nên họ sẽ phản ứng quá gay gay gắt với quan điểm của họ. Đơn giản là bạn chỉ cần lắng nghe những gì họ nói (họ đang khao khát được lắng nghe), sau đó bình tĩnh giải thích quan điểm của bạn.

Nếu họ đang thô lỗ và bưc xúc bằng lời nói, chỉ cần rời khỏi không gian căng thẳng đó và tiếp tục cuộc trò chuyện này khi họ bình tĩnh để sẵn sàng lắng nghe bạn chia sẻ.

" COME OUT " VỚI GIA ĐÌNH

1. Lựa chọn cách bạn muốn công khai với ba mẹ

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể thực hiện việc này, chẳng hạn như cuộc trò chuyện trực tiếp, bằng thư...

Hãy xem xét ba mẹ của bạn có phải là người suy nghĩ thoáng hay không để từ đó quyết định chọn phương pháp nào phù hợp. Bạn có thể nói rõ tất cả mọi thứ trong một bức thư nếu thấy đó là cách dễ dàng và an toàn. Ngược lại, ba mẹ là người cởi mở, nếu bản thân thấy đủ tự tin thuyết phục thì bạn nên chọn cách nói trực tiếp với họ. Dù là phương pháp nào thì bạn cũng nên chủ động cung cấp cho ba mẹ biết những kiến thức về LGBT, và dành nhiều thời gian để họ có thể hiểu.

 Khi bản thân đã có quyết định về việc cần phải "come out" thì nên thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Điều này sẽ khiến bạn bị trì hoãn việc công khai với họ hoặc cảm thấy nản, mất tự tin khi muốn "come out".

2. Tìm sự hỗ trợ trong việc "come out"

 Nếu bạn có người thân, bạn bè, giáo viên hoặc tư vấn viên đã biết về bản dạng giới hay xu hướng tính dục của bản thân, hãy chủ động nhờ họ hỗ trợ trong việc tương tác với ba mẹ về kiến thức LGBT.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị tinh thần đối diện với vấn đề "come out". Bạn sẵn sàng trả lời những câu hỏi của cha mẹ về bản thân để họ hiểu hơn. Cũng xem xét việc chấp nhận đi kiểm tra, khám nghiệm nếu ba mẹ đề nghị. Bởi như vậy, có thể sẽ xác nhận cho họ hiểu rằng bạn đang là người LGBT và trên thực tế việc đó hoàn toàn là bình thường

3. Đặt ra loạt câu hỏi thắc mắc của ba mẹ

Việc chủ động chuẩn bị các câu hỏi và tình huống thì sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thuyết phục ba mẹ. Dưới đây là một vài ví dụ:

- Con có chắc mình là đồng tính không?

- Tại sao con đồng tính? Có phải do lây từ bạn bè?

- Ba mẹ nghe nói rằng tất cả những người đồng tính đều có HIV?

- Từ nhỏ con vẫn bình thường sao bây giờ lại là người đồng tính?

- Tại sao bây giờ con mới nói?

- Cuộc sống của con sau này sẽ thế nào?

- Cha mẹ không thể chấp nhận có con là người đồng tính.

- Đồng tính là bệnh?

" COME OUT " VỚI MỌI NGƯỜI

1. Chọn người đầu tiên lắng nghe

Người mà bạn sẽ công khai giới tính đầu tiên là ai? Bố? Mẹ? Bạn thân nhất? Thầy cô giáo? Hay một người họ hàng mà bạn tin tưởng? Dù là bất cứ ai thì người đầu tiên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng: họ là tiền đề, là bàn đạp cho tâm lý của bạn. Nếu người đó ủng hộ, bạn sẽ được tiếp thêm dũng khí, còn ngược lại bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản, chùn bước. Vì vậy hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi come out với người đầu tiên.

2. Chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm có tác động rất lớn đến tâm lý của người tiếp nhận. Đừng bao giờ đem vấn đề giới tính ra để bàn luận khi cả nhà đang quây quần cùng nhau trong một buổi tiệc tùng hoặc đang xem một chương trình hài hước, vui vẻ; vì việc này có khả năng sẽ phá hỏng hoàn toàn không khí gia đình bạn. Nhưng cũng đừng come out khi người đối diện bạn đang buồn bã, mệt mỏi hoặc tức giận. Hãy lựa lúc tâm lý của họ cân bằng để sự tiếp nhận được trọn vẹn và chính xác nhất.

3. Tìm kiếm một người bạn đáng tin cậy.

Hẳn ai cũng hiểu cảm giác căng thẳng khi phải một mình đối mặt với cả thế giới. Những lúc như thế này, bạn cần một người ở bên cạnh làm chỗ dựa – một người sẵn sàng bảo vệ bạn, đấu tranh vì bạn bất kể bạn là ai, giới tính ra sao. Bên cạnh đó, việc come out cũng là một cách thức tốt để tìm ra ai mới là người thực sự quan tâm đến bạn và ai không.

4. Chuẩn bị đầy đủ kiến thức về giới tính.
 
Sau khi come out, cuộc thú nhận có khả năng sẽ chuyển thành một buổi thảo luận sâu và nghiêm túc về vấn đề giới tính. Vậy mà có nhiều bạn thậm chí còn chưa có kiến thức giới tính chắc chắn, dẫn đến nhiều nhầm lẫn không đáng có như nhầm lẫn về giới tính sinh học (nam, nữ hoặc liên giới tính) và xu hướng tính dục; hay nhầm lẫn giữa các khái niệm đồng tính, song tính, chuyển giới, v.v... Nếu như bản thân bạn còn chưa chắc chắn thì làm sao bạn khiến người ta tin rằng bạn thuộc cộng đồng LGBT?

5. Kiềm chế nỗi lo lắng

Hẳn bất cứ ai khi quyết định come out đều phải trải qua sự căng thẳng, lo âu, bối rối. Liệu bố mẹ mình có chấp nhận không? Liệu họ có đuổi mình ra ngoài, từ mình, bắt mình tự lập hoặc ép mình đính hôn với một người khác giới? Liệu bạn bè mình có còn ở bên mình không hay sẽ xa lánh và cười nhạo mình? Bạn cứ liên tục suy nghĩ, để rồi ngán ngẩm nhìn vào đôi bàn tay đang run bần bật trong vô thức.

6. Cân nhắc từ ngữ

Công khai giới tính với bố mẹ sẽ khác hẳn công khai với bạn thân, công khai với bác sĩ tâm lý hay thậm chí là với một người xa lạ bạn tình cờ lướt qua trên phố. Trong lúc bí bách nhất, bạn hoàn toàn có thể hét lên giữa đường rằng “Tôi là người đồng tính!” để giải tỏa tâm trạng, nhưng bạn không thể bỗng dưng về nhà, gọi bố mẹ và hét lên như vậy được. Bạn phải biết khéo léo dẫn dắt vấn đề để chuẩn bị tâm lý cho gia đình, người thân một cách tốt nhất.

7. Chuẩn bị các phương pháp hỗ trợ

Đây là thời đại của công nghệ thông tin, của các phương tiện nghe nhìn, vì vậy chẳng tội gì chúng ta lại không tận dụng chúng để hỗ trợ cho việc công khai. Bạn có thể rủ người thân, bạn bè xem một bộ phim có nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT hay một chương trình dành cho người LGBT như các talkshow về giới tính, các cuộc thi giả gái. Hãy tiết lộ bí mật của mình ngay khi chúng kết thúc và người đối diện còn đang chìm đắm trong cảm xúc mà chúng mang lại.
 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn