" COME OUT " VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Come out không chỉ là một lần duy nhất
Trái với suy nghĩ thông thường của số đông, việc come out ở
người đồng tính không diễn ra một lần duy nhất trong đời. Tùy từng đối tượng,
những người đồng tính sẽ phải chọn lựa đúng thời điểm để tiết lộ giới tính thật.
Ví dụ, bạn chọn công khai giới tính tại nơi làm việc với những
người đồng nghiệp. Lần khác, bạn giải thích với người con gái rằng con bé có đến
hai người bố hay nói với con trai bạn rằng mẹ từng là đàn ông trước khi chuyển
giới. Cứ thế, chuyện tiết lộ có thể lặp lại nhiều lần.
Theo Trung tâm Tư vấn của Đại học Washington (Mỹ), come out
là cả một quá trình hiểu, chấp nhận và tôn trọng giới tính của chính bản thân,
lẫn quyết định công khai với những người khác.
Tùy từng người, việc công khai có thể đến sớm hay muộn và xảy
đến theo nhiều cách khác nhau, vào các thời điểm riêng biệt. Một số phát hiện
ra thiên hướng tình dục của mình từ sớm, trong khi có những người phải mất nhiều
năm mới nhận ra.
Ngoài ra, nhiều cá nhân có thể cảm thấy thoải mái cởi mở với
một số người nhất định, không phải với tất cả. Ví dụ, họ có thể công khai với
gia đình nhưng che giấu tại nơi làm việc, hay tiết lộ con người thật với bạn bè
nhưng lại giấu giếm người thân.
Và tất yếu, các cá nhân LGBT sẽ phải đối mặt với vô số yếu tố
gây căng thẳng khi nghĩ đến chuyện công khai giới tính.
Hàng loạt câu hỏi sẽ thường xuyên xuất hiện, bủa vây: “Liệu
họ có hiểu?”, “Liệu mọi người có đối xử với tôi như lúc trước?”, “Liệu người bạn
ấy có phán xét và cả tức giận?”, “Liệu cha mẹ có quay lưng”, “Liệu tôi có mất
việc vì chuyện này”.
Những áp lực này thường đẩy người đồng tính vào cảm giác cô
đơn, mất kết nối, buồn bã hay xấu hổ. Theo thống kê, chính những điều này là
nguyên nhân khiến giới LGBT có khả năng gặp phải các mối lo ngại về sức khỏe
tâm thần cao gấp 3 lần so với những người khác.
Và vì không phải come out chỉ duy nhất một lần trong đời,
các cảm giác lo lắng, căng thẳng này hoàn toàn có thể lặp lại về sau
Ngược lại, những người phải che giấu bản ngã thật có thể đối
mặt với cảm giác căng thẳng, bị cô lập, tự làm hại bản thân hay lạm dụng chất
gây nghiện.
Quyết định công khai cũng cần nhiều sự dũng cảm, bởi dù thế
nào đi chăng nữa, vẫn sẽ luôn tồn tại thái độ không thích, nặng hơn là kỳ thị,
ghét bỏ từ người xung quanh.
Dù nhiều quốc gia có cái nhìn cởi mở với vấn đề đồng tính và
còn ban hành các luật chống phân biệt đối xử, đồng thời hợp pháp hóa hôn nhân đồng
giới, thái độ tiêu cực với cộng đồng LGBT chưa bao giờ biến mất hoàn toàn.
2. Những vấn đề sẽ đối mặt khi quyết định come out
Việc là giới tính thứ 3 vẫn là một chủ đề nhạy cảm đối với
nhiều người trên, vì vậy không phải ai cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn. Sẽ có
nhiều người bất ngờ, sốc hoặc sẻ phản ứng gây gắt khi bạn come out, xảy ra chuyện
như vậy không phải là hiếm. Nhưng cũng đừng như vậy mà nản chí, hãy dự liệu vấn
đề này.
Khi come out có thể bạn sẽ bị xa lánh, quay lưng, bàn tán,
coi thường, mất đi vài người bạn hoặc người từng thân cũng vì bản thân những
người từng tiếp xúc hoặc chưa tiếp xúc có định kiến hoặc chưa chuẩn bị tinh thần
để đón nhận, không sao cứ để họ dần thích nghi, việc của bạn là hãy sống và làm
việc có nghĩa, không hỗ thẹn với lòng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ "COME OUT" ?
Xem xét mức độ tiếp nhận của bố mẹ khi đón nhận
tin tức. Nếu bạn nghĩ bố
mẹ có thể đã nghi ngờ xu hướng giới tính của bạn và họ sẽ ủng hộ, thì hãy tiếp
tục lên kế hoạch. Nếu bạn nghĩ bố mẹ sẽ cực kỳ sốc thì nên xem xét phản ứng của
họ.
Nếu bạn nghĩ bố mẹ
có thể phản ứng tiêu cực, hãy đợi thêm một thời gian để nói với họ. Xem xét các
câu hỏi như liệu bố mẹ có đưa ra những phát ngôn kì thị người đồng tính, liệu bạn
có đau lòng nếu họ phản ứng tiêu cực, hoặc bạn có phụ thuộc tài chính vào họ
hay không. Nếu câu trả lời cho bất kỳ ý nghĩ nào trong số này là
"có", thì tốt hơn hết là nên đợi đến khi bạn có thể sống tự lập và tự
túc về tài chính hoặc cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng với một đội ngũ hỗ trợ
lớn mạnh.
Lắng nghe bản
năng về việc có nên nói với bố mẹ hay không. Có sự khác biệt giữa cảm giác lo lắng
khi nói với những bậc bố mẹ có thái độ ủng hộ và cảm giác e ngại khi nói với bố
mẹ có khả năng phản ứng dữ dội.
Nên nhớ bố mẹ sẽ
nghĩ rằng họ biết mọi thứ về bạn vì họ đã nuôi dạy bạn khôn lớn. Nếu họ không
nghi ngờ, hãy để tâm đến điều này khi xem xét cách nói chuyện với họ.Hãy nói thẳng
nếu bạn muốn biết rõ hơn về cách phản ứng của họ.
Trong mọi mối
quan hệ, mâu thuẫn đều xuất phát từ việc hai bên không hiểu nhau. Mâu thuẫn cũng
giống như nút thắt trên một sợi dây vậy, càng kéo căng càng thắt chặt. Cách giải
quyết duy nhất là buông bỏ và từ từ cởi nút bằng sự lắng nghe.
Lắng nghe là cả một quá trình từ tạo niềm tin để người đối
diện mở lòng, tiếp nhận thông tin, thấu hiểu và hồi đáp. Việc lắng nghe người
khác không phải đơn giản. Khoảng cách thế hệ luôn là rào cản giữa bố mẹ và con
cái, đặc biệt là khi đề cập đến vấn đề giới tính và xu hướng tính dục. Chính vì
thế nhiều người đồng tính vẫn loay hoay tìm cơ hội để “come out” với gia đình.